Sương Mi Như Khói Mong Manh

Chương 9




“Haha…được chứ, không cần quét dọn, cứ đến đây chơi là được”

Y Nhã chăm chú nhìn quyển sách tên là “Lịch sử các triều đại”, cô tìm một góc ngồi đọc chăm chú, chẳng mấy chốc đã gần tối, cô còn mượn lão Phùng mấy quyển lấy sách như nói về phong tục tập quán thời đại này, hẹn ngày mai sẽ trả lại.

Từ đó về sau cứ thời gian rảnh là cô đến phòng sách lão Phùng đọc sách, và mượn sách về luyện chữ, tập vẽ.

Vì không có tiền mua giấy, cô dùng tấm gỗ nhỏ đễ vẽ và luyện chữ, dùng xong sẽ dùng nước rửa sạch như thế rất tiện lợi.

Từ trong sách Y Nhã biết được rất nhiều kiến thức ở thời đại này.

Triều đại này có ba nước lớn chia nhau trị vì, gồm Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy.

Bắc Ngụy nơi cô xuyên đến là một triều đại thống nhất bằng chính quyền trung ương và một hệ thống quân đội lớn được hỗ trợ bởi một nền kinh tế ổn định. Triều đại này coi trong coi trọng cao về Nho giáo, chế độ khoa cử.

Các sĩ tử phải trải qua thông thường ba thì ki, Hương thí, Hội thí, và cuối cùng là Đình thí sẽ được tổ chức ở Kinh thành.

Bất kì sĩ tử nào cũng được sẽ tham gia kì Hương thí, sĩ tử đổ kì thì này gọi là Hương cống. Tiếp theo là Hội thí nghĩa là ghép vài Huyện lân cận để thi với nhau, cho sĩ tử tiện đi lại, người đỗ gọi là Cống sĩ.

Kì cuối là Đinh thí, các sĩ tử sẽ đến kinh thành thi trước sân rồng, ba sĩ tử đỗ đầu là Trang nguyên, bãng nhãn và thám hoa sẽ được bổ nhiệm làm quan và nhận nhiều ơn sủng từ triều đình.

Cũng theo lời lão Phùng kể, Huyện lệnh đỗ thám hóa năm hơn 30 tuổi, và Nhị công tử đã đỗ bảng nhãn vào năm ngoái. Nhưng vì Nhị công tử còn nhỏ tuổi nên nhà vua chưa ban chức quan, mà phát bổng lộc hàng năm cho Nhị công tử.

Nói đến Nhị công tử lão Phùng ánh mắt tràn đầy vẽ hãnh diện “Nhà vua ra thông báo, đợi Nhị công tử làm lễ trưởng thành xong sẽ đón vào triều”

Y Nhã đối với Nhị công tử càng ngày càng cảm thấy thú vi, thiếu niên 13 tuổi đã đỗ thám hoa, quả thật là nhân tài kiệt xuất.

Cuộc sống ngày ngày vẫn cứ diễn ra, Y Nhã cùng làm quen được vài hạ nhân ở các phòng, bề ngoài của cô càng ngày càng thay đổi, làn da trắng hồng, tóc đen mượt,

Chớp mắt một cái đã gần đến tết, trong bếp Đại thúc vừa chặt giò heo thở dài

“Tiểu Nhã, tết năm nay không về nhà sao?”

Y Nhã nhìn vào ánh lửa chập chờn nghĩ không biết kế mẫu, tỷ tỷ và đệ đề giờ sao rồi, còn nhớ đến mình nữa không !

“Thúc cũng không về nhà sao ạ”

Đại thúc trầm ngân hồi lâu đáp “Nương tử mất lúc sinh đứa nhỏ, đứa nhỏ năm lên ba bị lũ cuốn trôi”, đại thúc ngừng tay chặt thịt nhìn vào không trung vô đinh, giọng trầm ngâm như đang nói về với chính mình

“Là thúc không bảo vệ được đứa nhỏ”

Y Nhã nhẹ nhàng đứng dậy, đến bên cạnh bàn rót bát nước đưa cho Đại thúc nói

Thúc đã từng nghe câu này bao giờ chưa:

“有缘千里能相遇,无缘对面不相逢

Có duyên dù ngàn dặm vẫn gặp mặt, không duyên dù trước mặt vẫn xa cách”

Tức là có duyên gặp gỡ nhưng không phận, những thứ đã mất đi nên học cách buông bỏ, biết trân trọng hiện tại và hướng về phía trước”

Đại thúc nghe xong lời cô nói, im lặng hướng mắt về cửa sổ, xong quay đầu qua mĩm cười xoa tóc Y Nhã nói “Tiểu Nhã càng ngày càng thông minh...” rồi vui vẻ chặt thịt tiếp.

Càng đến ngày tết thì không khí càng lạnh hơn, tuyết phủ đầy những mái nhà, mặt đường, trên mặt sông đóng thêm từng lớp băng mỏng, tuy lạnh nhưng trên từng ngõ lớn, ngõ nhỏ đều đâu đâu cũng giăng đầy đèn lồng, vô cùng đông vui nhộn nhịp, tài tử giai nhân sẽ đổ ra đường, cùng nhau đối ẩm, ngâm thơ.

Phủ huyện được hạ nhân trang hoàng lộng lẫy, các loại hoa đua nhau khoe sắc, đèn lồng, câu đối được dán đầy trên những hành lang lối đi

Gần tết gần nửa hạ nhân hối hả về gặp người thân, thì còn những hạ nhân khác sẽ ở lại trong phủ.

Sau khi dọn dẹp bữa tối cho chủ nhân xong, huyện lệnh cho phép hạ nhân được đi ra phố huyện xem bắn pháo hoa.

Lan tỷ đang gấp quần áo để tối nay trở về thôn, còn Y Nhã tối nay sẽ ra phố huyện cùng đón giao thừa với Đại thúc và Tam thẩm

Hôm nay Y Nhã búi tóc lên cao, trên tóc buộc cái dây màu đỏ, mặc bộ đồ màu xám, bên ngoài khoác cái áo bông nhỏ, nhìn qua rất đáng yêu, giống như hài tử của hộ đinh trong Huyện này


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.