Đại Mạc Thương Lang

Quyển 1 – Chương 49: Phòng điều khiển




Hồi trong quân đội,
lúc tập bắn bia, thầy giáo rất nhiều lần nhắc chúng tôi không được chĩa
súng về phía người khác. Tôi cũng từng nghe kể rất nhiều người chết vì
không may bị cướp cò, thậm chí là súng không có đạn nhưng đầu kim hỏa
cũng có thể sát thương như chơi. Cho nên, khi nhìn thấy nòng súng đen
ngòm chĩa về phía mình, tôi lập tức sợ hãi, vội vàng giơ tay gạt ra,
đồng thời hét lên: “Cậu làm gì thế? Bỏ súng xuống, không cẩn thận lại
thổi bay tôi đi bây giờ!”

Nhưng cậu ta không hề thay đổi: “Không
sao, tôi đã lấy hết đạn ra rồi, tôi cũng khóa chốt an toàn rồi”. Nói
xong, cậu ta lại giơ súng về phía tôi.

Tôi tóm lấy đầu súng, nhòm vào, đúng là không thấy băng đạn đâu, nghĩ bụng quái lạ, cậu ta rút đạn ra từ lúc nào mà nhanh thế, động tác thật gọn gàng. Tôi liền hỏi: “Giúp cái gì? Rốt cuộc cậu muốn làm gì? Nhìn thấy cái ăng ten thì không thèm
để ý đến tính mạng nữa à? Nó có đưa chúng ta thoát khỏi đây được đâu.”

Cậu ta tiếp tục cởi dây súng ra, thắt chặt lại trên phần báng súng, rồi
đáp: “Anh Đường từng bảo phải đi tìm cái ăng ten này, nếu anh ấy đi cùng đường với chúng ta và tìm thấy cái ăng ten này, các anh ấy chắc chắn sẽ leo lên xem. Nhưng bây giờ các anh ấy không đi cùng đường với chúng ta, nên tôi phải khảo sát trước, sau này tìm thấy nhóm anh ấy, chúng ta có
thể cùng ra khỏi đây, khỏi cần phải quay lại kiểm tra.”

Tôi nghĩ
cậu ta nói cũng có lý. Cậu ta lại tiếp tục: “Hơn nữa, chúng ta đều là
những người lính, kiến thức về địa chất của các anh tuy có thể rất uyên
thâm, nhưng với một số chi tiết máy móc thì chúng tôi mới biết. Thôi,
đợi tôi đi xem cấu kết cái cần ăng ten này thế nào, có khi tôi lại đoán
ra được chỗ của anh Đường lúc này không biết chừng.”

Nghe cậu ta
ăn nói khá rành mạch, thậm chí là rất tự tin, tôi cũng thấy xuôi xuôi.
Lúc đó Vương Tứ Xuyên cũng leo tới ngay sau lưng tôi, hỏi chúng tôi định làm gì? Sao cứ đứng mãi ở đây, chỗ này có gì đáng để chơi đâu?

Tôi liền kể lại cho Vương Tứ Xuyên, lúc đó Mã Tại Hải đã dùng sợi dây súng
thắt ngang lưng, rồi quay sang bảo tôi túm lấy báng súng, sau đó bắt đầu leo lên trên đoạn lồi ra trên bức tường dưới chỗ ăng ten. Vật thể làm
bằng bê tông đó giống như một cái bát úp vào vách đập một cách bất quy
tắc, những thanh sắt thò ra bên ngoài của cái ăng ten cũng lộn xộn, chọc tứ phía, dài ngắn khác nhau, rất khó để đặt chân xuống, thành thử cậu
ta leo đến nơi mà mãi không tìm được chỗ để bám tay vào, có lúc người
như bị vắt lơ lửng giữa không trung.

Cũng may Mã Tại Hải là người nhanh nhẹn, chỉ có mấy chỗ là cậu ta phải cầm khẩu súng móc vào phía
trước để nhảy qua. Chẳng bao lâu sau, cậu ta thậm chí đã đi khuất khỏi
tầm nhìn của chúng tôi, sau đó nghe tiếng cậu ta gọi, rồi nghe thấy
tiếng gõ lộc cộc vào ăng ten văng vẳng vọng ra.

Gõ một hồi, Mã
Tại Hải gọi chúng tôi trèo sang chỗ cậu ta, tôi giật thử mấy cái, một
đầu dây hình như đã được cậu ta buộc cố định, vậy là tôi móc khẩu súng
vào thanh sắt chìa ra của cái ăng ten, rồi men theo nó sang chỗ Mã Tại
Hải. Vương Tứ Xuyên cũng bám ngay theo sau tôi.

Tôi cúi đầu nhìn
xuống, thì thấy dưới chỗ các chúng tôi đứng chừng chục mét có một lớp đá vôi ướt nhẹp, chúng bị bào mòn nhẵn như đánh ráp, tôi chẳng có thời
gian quan sát kĩ, chỉ kịp nhìn thấy nơi tiếp giáp giữa bức tường phía
ngoài thành đập và khối bê tông giống hình cái bát có một khung cửa sổ
vuông rộng chừng một mét. Những sợi dây cáp điện từ trong khối bê tông
thò ra, chui qua ô cửa sổ. Dây của khẩu súng đang được buộc vào đám dây
cáp đó.

Mã Tại Hải đang chui trong ô cửa sổ nói vọng ra với chúng tôi: “Phía sau cửa sổ là phòng điện báo đấy!”

“Ơ! Tôi tưởng phòng điện báo ở trong cái hang anh Đường phát hiện ra cơ mà?”, Vương Tứ Xuyên hỏi.

Mã Tại Hải giải thích: “Tôi quan sát rồi, máy phát điện báo ở đó rất nhỏ,
chắc không phải máy tổng, người ta không bao giờ đặt ăng ten và máy phát điện báo quá xa nhau, bởi lỡ xảy ra chiến tranh, dây cáp điện thoại có
thể sẽ bị đứt. Khi thiết kế công sự ngầm dưới lòng đất, ngoài phòng máy
điện báo tổng ra, người ta còn lắp thêm các máy điện báo cỡ nhỏ nữa,
chúng có tác dụng như những phòng chỉ huy tạm thời, còn chỗ này có lẽ
chỉ sử dụng khi “pháo đài” bị tấn công, bên trong chắc chắn là phòng
tổng đài”

“Cậu có chắc không?”, Vương Tứ Xuyên hỏi lại.

“Nói thật cho anh biết, khi nãy anh Đường bảo đi tìm ăng ten, nhưng thực sự
tôi thấy anh ấy muốn tìm phòng tổng đài này thì đúng hơn, kinh nghiệm
của anh ấy nhiều hơn chúng ta, nên không nói hết ra cho chúng ta biết
đấy thôi”. Mã Tại Hải chui hẳn vào bên trong ô cửa sổ, nhường đường cho
chúng tôi chui vào.

“Đã tìm ra nơi phát điện báo, đồng nghĩa với
việc đã chứng minh được bước điện báo đích thực phát ra đi từ nơi này,
thế cậu còn tìm kiếm cái gì ở đây nữa?”, tôi hỏi.

“Nhưng tơi cũng không dám chắc, thông thường phòng điện báo cũng chính là tổng sở chỉ huy”, cậu ta trả lời.

Trong lúc nói chuyện, chúng tôi đều tập trung cả vào chỗ ô cửa nhỏ, nói là
cửa nhỏ, nhưng cũng không nhỏ lắm, chỉ có điều vô số dây điện chen chúc
trong không gian chật hẹp đó nên có cảm giác càng tù túng. Mỗi sợi dây
điện to cỡ bằng cổ tay, chúng cuốn vào với nhau, nhìn như những chiếc
xúc tu của quái vật. Vương Tứ Xuyên đứng ngoài nhắc chúng tôi cẩn thận
kẻo bị giật.

Chúng tôi trèo khoảng năm sáu mét thì tới nơi, điểm
tận cùng là một bức tường chắn ngang, trên tường có rất nhiều lỗ để dòng dây điện, những sợi dây điện dòng ra từ chỗ đó, giờ đây đã bị băng
tuyết phủ kín. Mã Tại Hải giải thích: “Chúng ta đang đứng ở lớp hành
lang bên ngoài, bên trong còn một lớp hành lang nữa, bức tường trước là
mặt bức tường bí mật thứ nhất, người ta làm thế này chắc là do không khí bên ngoài có vấn đề.”

Tôi bảo: “Cậu đừng lên lớp chúng tôi nữa,
vấn đề quan trọng bây giờ là bức tường chắn trước mặt, liệu chúng ta có
cách gì vượt qua được không?”

Mã Tại Hải không nói gì, cầm bi
đông nước của mình bắt đầu đập vào bức tường, chẳng mấy chốc, tôi đã
thấy bức tường bị nứt ra, lúc bấy giờ cậu ta mới giải thích: “Để tiện
cho việc sửa chữa bức tường, người ta chỉ trát một lớp vôi ở bên ngoài,
thoạt nhìn cứ tưởng là rất dày, nhưng thực tế cấu móng tay vào là đã
bong ra, bên trong có một lớp lưới sắt, chỉ cần cắt lớp lưới sắt này đi
là xong”. Cậu ta vừa nói vừa làm, bức tường quả nhiên bị gõ rụng hết lớp vôi bên ngoài, Mã Tại Hải lại tiếp lời: “Ở đây thậm chí không đan lưới
sắt, chắc dưới hầm không có chuột.”

Phải mất mười mấy phút, tôi
mới đục được một lỗ vừa người chui qua, tiếp tục đi sâu vào trong, chúng tôi lại phá thêm hai bức tường cách ly bằng phương pháp tương tự. Giữa
các bức tường cách ly có cửa tản gió dùng để thông gió, đề phòng khí độc và tránh được nước đọng, không gian bên trong vô cùng chật hẹp, không
đủ cho người chui vào, trông chẳng khác nào một khoang buồng lặn.

Cuối cùng, chúng tôi vào đến điểm tận cùng của thông đạo dây điện, tất cả
các dây điện tới chỗ đó đều chui vào ống sắt, từng sợi, từng sợi một,
sau đó chúng chia thành các sợi dây nhỏ hơn rồi dòng xuống bên dưới. Mã
Tại Hải chỉ một nắp cống bằng sắt, túm lấy búi dây bên cạnh nó, cố hết
sức đạp nó mấy cái, nắp sắt liền bung ra.

Sau khi cái nắp bị lật
lên, tôi thấy bên dưới là một hố đen ngòm, chiếu đèn pin xuống tôi phát
hiện mình đang đứng trên trần của một căn phòng nào đó, bên dưới có mấy
cái bàn ghế, đồ đạc chất đầy trên đó.

Mã Tại Hải nhảy xuống,
chiếu đèn một lượt nhưng không phát hiện được gì thêm, tôi và Vương Tứ
Xuyên cũng nhảy xuống, ngó nghiêng một vòng, căn phòng này khác hẳn với
những phòng tôi đã từng thấy trên đường tới đây.

Đó là căn phòng hình chữ nhật, rỗng cỡ một sân bóng rổ, bốn phía đều chất đầy đồ đạc.

Đập vào mắt tôi đầu tiên là mớ máy móc thiết bị cũ kĩ, đó là những tủ sắt
cao hơn cả đầu người, được dựng vào bốn vách tường, bên trên toàn là đèn báo cảm cầu dao điện, chúng được chất thành đống, lớp sắt bên ngoài đã
hoen gỉ, nhưng so với đống trang thiết bị linh kiện bên ngoài chỗ máy
móc trong này ít bị gỉ sét hơn, rõ ràng chúng đã được xử lý chống gỉ.

Trong phòng có một tấm bảng sắt treo trên tường, bên trên treo một tấm bản đồ màu vẽ sơ lược cấu tạo toàn bộ con đập, dẫu chỉ vẽ khá sơ lược, nhưng
lại có chú thích, thậm chí gắn cả đèn báo. Chiếc tủ sắt nằm bên dưới tấm bảng có nhiều nút bấm, khác hẳn những tủ sắt khác, nó giống như một bộ
phận chỉ huy vậy.

Giữa phòng xếp mấy cái bàn giấy dài, bên trên để rất nhiều điện thoại và các tập tài liệu, chúng được phủ bởi một lớp bụi dày.

Sở dĩ căn phòng này khác với những căn phòng khác chúng tôi đã từng thấy
là do đống máy móc thiết bị tinh vi này, chúng không hề giống những văn
kiện giấy tờ hay máy móc chúng tôi đã từng thấy trước đó, cũng không
giống với hầm băng hoặc nhà kho hay khu vực đầu mối phân phối cáp điện,
nơi này giống như là khu vực dành cho nhân viên kĩ thuật.

Tôi hỏi Mã Tại Hải chỗ đồ đạc này dùng để làm gì, cậu ta liền chỉ từng cái một, rồi giải thích cặn kẽ cho tôi: Các tủ sắt lớn này chắc là tủ kĩ thuật
để điều khiển các hệ thống của con đập, bên trên viết toàn chữ Nhật, nên cũng không biết cụ thể nó dùng để làm gì, nhưng chắc chắn có bộ phận
giám sát áp suất, bộ phận giám sát mực nước, đường điện áp tổng để điều
khiển cửa xả nước, thậm chí là điều khiển từng máy phát điện. Ở hình vẽ
mắt cắt phía này của con đập có lẽ bộ phận điều khiển đường ống bên
trong con đập, những điốt này đều thể hiện sự đóng mở hệ thống đường
ống, có điều hệ thống tổng thể của con đập quá phức tạp, cho nên cụ thể
chúng là đường ống gì thì cậu ta không biết.

Tóm lại, cậu ta biết chỗ máy móc này, nhưng không biết cách sử dụng cụ thể như thế nào, có
thể khẳng định đây chính là khu vực điều khiển, hoặc ít nhất là một
trong những phòng điều khiển của con đập.

Suy đoán là vậy, nhưng
trên thực tế chúng tôi lại không tìm thấy máy phát điện báo như đã nghĩ, cũng không tìm thấy cánh cửa thông ra ngoài, dường như căn phòng này bị bịt kín vậy.

Mã Tại Hải cầm đèn pin chiếu lên trần nhà quan sát
hướng chạy của đám dây điện, ánh đèn quét từ trần nhà xuống tường, rồi
từ tường xuống mắt đất, cuối cùng dừng lại ở một tấm sắt có bốn then cài to bằng cổ tay nằm trên mắt đất, cậu ta lật tấm sắt lên. Không ngờ tấm
sắt đó lại là một cánh cửa xoay vô cùng chắc chắn, phía dưới có một cái
thang dựng thẳng đứng, hình như đầu bên kia của cái thang còn có một căn phòng nữa.

“Đây là loại cửa xoay âm tường, cho dù nơi này có bị
tấn công thì kẻ địch cũng phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể tìm ra phòng chỉ huy này”. Mã Tại Hải hào hứng nói tiếp: “Kiến trúc quân sự
của quân Nhật đều như vậy hết đấy!”

Nhìn thoáng qua, căn phòng
bên dưới có vẻ không có gì đặc biệt, tôi còn có những dự định khác, nên
giờ chỉ muốn tốc chiến tốc thắng, bởi vậy tôi định trèo luôn xuống, nào
ngờ Vương Tứ Xuyên túm lấy tôi: “Đợi tí đã, tôi thấy không ổn!”

“Gì mà không ổn?”, tôi hỏi.

Vương Tứ Xuyên chỉ tấm bản đồ vẽ mắt cắt của con đập treo trên bảng sắt với
vẻ rất hứng thú, rồi quay sang hỏi tôi: “Cậu xem, hai cái đèn ở trong
cái đập này phải chăng biểu thị hai cái thang máy đã dìm chúng ta xuống
dưới?”

Mã Tại Hải nhìn kĩ thấy đúng là hai cái đèn báo này to hơn những chiếc đèn khác, màu sắc của nó cũng khác, cậu ta hít một hơi sâu, rồi gật đầu: “Đúng thế, chắc là thế!”

“Nếu thế này thì công tắc của thang máy cũng nằm ở đây phải không?”, cậu ta hỏi tiếp.

Tim tôi tự nhiên đập rộn lên, tôi biết cậu ta đang nghĩ gì.

Vương Tứ Xuyên lại gần, cầm đèn soi từng cái nút trên hộp máy chi chít nút.
Dưới mỗi nút đều được ghi chú bằng chữ Nhật, tôi biết cậu ta cũng chẳng
hiểu được chữ nào. Vương Tứ Xuyên sờ tay vào đám nút, rồi vẫy tôi lại,
tôi vội chạy tới, vừa nhìn đã thấy dấu vết lau bụi trên bề mặt nút rất
rõ ràng, dấu vết còn khá mới, chứng tỏ có người vừa sử dụng nó cách đây
không lâu.

“Cậu nói có lý.”, Vương Tứ Xuyên gật gù, “Lẽ nào vẫn còn lính Nhật sống ở đây?”

Vương Tứ Xuyên nhớ lại cảnh ngộ chúng tôi đã gặp phải trong thang máy lúc ấy, không thấy bảng điền khiển xung quanh thang máy lúc ấy, vậy sau khi
chúng tôi vào bên trong, ai đã khởi động để dìm chúng tôi xuống dưới đáy đập? Tôi không nghĩ, việc này do tên lính Nhật còn sống sót nào đó làm, thứ nhất là bởi vì trên đường đi tới đây chúng ta không nhìn thấy dấu
vết gì khác thường; thứ hai là nơi này chỗ nào cũng bám đầy bụi, nhưng
bụi trên bảng điều khiển này lại bị ai đó phủi sạch đi, rõ ràng là không có người ở đây thường xuyên.

Tôi quay lại giải thích: “Xem ra có người nào đó đã đến đây trước chúng ta, sau đó bấm vào cái nút này để làm gì đó.”

Tôi nhìn xuống, thấy dấu chân để lại trên nền đất rất rõ ràng, nhưng bây
giờ chúng tôi đã đi lại, giẫm đạp lung tung lên chúng, nên không thể
phân biệt được đó là vết chân của ai nữa.

Vương Tứ Xuyên suy
nghĩ, thấy cũng có lý: “Thế thì ai nhỉ? Người đó chắc chắn là đã đến đây sớm hơn chúng ta, lẽ nào là người phụ nữ của đoàn khảo sát thứ nhất mà
chúng ta vẫn chưa tìm thấy?”

“Tạm thời lúc này cũng chỉ nghĩ ra người ấy, chứ chẳng nghĩ ra được ai khác.” Tôi đáp.

Mã Tại Hải không đồng tình với suy đoán của chúng tôi: “Không thể có
chuyện đó! Chúng ta phải phá tường mới vào được trong này, ngoài cái hốc để dòng dây điện thì chỉ có cánh cửa kia là lối duy nhất có thể đi vào
bên trong, có lẽ kẻ đó từ dưới tìm đường trèo lên, mà nếu như vậy thật
thì kẻ đó không thể nhờ vận may mà tìm thấy đường, chắc chắn người này
phải rất thông thạo kết cấu của con đập này.”

Quả thực như thế,
tôi tiếp tục phân tích: “Sau khi cô ta vào được đây, có thể cô ta đã dựa vào khung lưới thép này để tìm ra thiết bị điều khiển, đồng thời lau
lớp bụi bám trên cỗ máy để đọc các kí hiệu trên các nút, từ đó tìm thấy
công tắc điều khiển lên xuống của thang máy. Cô ta biết rõ thiết bị nào ở dưới tấm lưới sắt có thể điều khiển được thang máy, cho nên đã không
phí công tìm từng máy một, mà chỉ quét sạch lớp bụi bám trên cỗ máy đó
để tìm ra nút nào dùng để điều khiển khởi động và đóng tắt thang máy,
chi tiết này cho thấy chắc chắn cô ta đã làm theo một sự chỉ dẫn nào đó, mục đích đã rõ ràng, nhưng chi tiết thế nào chúng ta vẫn chưa nắm rõ.”

“Xem ra, bất kể người này là ai, thì thân phận của kẻ đó chắc chắn có vấn
đề, nói không chừng lại là nội gián của quân Nhật”, tôi nói, “Đội khảo
sát trước đây có người bị sát hại, chắc cũng do người này làm. Hơn nữa,
nhiệm vụ khảo sát nơi này của họ bị thất bại chắc cũng do người này phá
đám.”

Hai người còn lại đều gật đầu đồng tình với suy đoán của
tôi, Vương Tứ Xuyên tiếp lời: “Tung tích người phụ nữ này không rõ ràng, nếu bây giờ bị chúng ta phát hiện thì chắc chắn người này sẽ xóa dấu
vết, không chừng cô ta đang ở ngay cạnh chúng ta, rất có thể chúng ta sẽ chạm trán cô ta đấy!”

Súng của Mã Tại Hải vẫn treo ở bên ngoài,
tôi bảo hay là lấy vào để còn có cái mà phòng thân. Mã Tại Hải nói, bây
giờ vẫn chưa thể biết có thể xuống được bên dưới hay không, chẳng may
không thoát ra được, thì vẫn phải quay về đường cũ. Nếu gỡ khẩu súng đem vào thì sẽ rất khó trở lại chỗ xuất phát. Nghe vậy, tôi đành chấp nhận
hiện thực. Vương Tứ Xuyên nói: “Thế thì chúng ta càng phải cẩn thận hơn
mới được.”

Chúng tôi tiếp tục đi xuống dưới xem xét tình hình, Mã Tại Hải mò mò mẫm trèo cầu thang thám thính trước, nhận thấy bên dưới
không có người nào, chúng tôi mới dám xuống theo.

Căn phòng ở bên dưới to gần gấp đôi tầng ở bên trên, có sáu cái máy điện báo đặt dựa
vào tường, vẫn còn rất nhiều giấy điện báo đùn ra ở mỗi máy, những nơi
khác thì toàn là bàn sắt, và có rất nhiều loại giấy tờ, bụi phủ từng lớp dày bên trên.

Đây có lẽ là trung tâm chỉ huy của con đập, trên
bức tường có treo một tấm bản đồ về kết cấu của tầng hầm dưới con đập,
so với tấm bản đồ anh Đường phát hiện được thì tấm bản đồ ở đây to hơn
rất nhiều. Vương Tứ Xuyên tìm thấy một cái micrô ở trên chiếc bàn dài
dựng sát tường, chắc nó dùng để phát thanh thông báo.

“Có lẽ lời
tuyên bố đầu hàng của Hoàng đế Nhật đã được đọc từ đây, sau khi phát đi, thì quân Nhật Bản bắt đầu rút lui.”. Vương Tứ Xuyên bảo, thử xem nó còn dùng được không, Mã Tại Hải liền khởi động micrô, nhưng bấm hồi lâu mà
vẫn không thấy nút sáng đèn, xem ra cái micrô này đã bị hỏng hẳn rồi.

Tôi nhắc mọi người không được đi loạn xạ như thế nữa, quả nhiên tôi thấy
trên mặt đất có rất nhiều những dấu chân, những dấu chân này hướng về
hai nơi, tôi chiếu đèn xem thì một hướng là cánh cửa sắt, một hướng là
cánh cửa gỗ sơn màu xanh lục.

Cánh cửa sắt rõ ràng là loại cửa
chuyên dụng để tránh bom đạn, bên ngoài nó chắc là thông với một nơi nào đó, còn sau cánh cửa gỗ tôi không hiểu là gì? Hay đó là khu vệ sinh?

Chúng tôi đi về phía đó mở cánh cửa gỗ ra, đằng sau nó là một phòng làm việc.

Bụi phủ toàn bộ căn phòng, đồ đạc sắp xếp bày biện trong phòng rất mộc mạc, rõ ràng lức trước những người lính ở đây cũng không có thời gian để
trang trí phòng làm việc của mình, trên tường còn có dấu vết của một vật được treo trên đó, xem ra đó là một thanh kiếm Nhật. Tại một góc phòng
có một cái mắc áo, trên đó có treo một bộ quân phục không hiểu là dành
cho cấp bậc gì, bên ngoài phủ đầy bụi.

Giữa lớp bụi đó là những
dấu vết của việc lục soát, còn đầy dấu tay, theo những dấu vết đó để
lại, chúng tôi chỉ phát hiện ra một lượng lớn các văn kiện giấy tờ, còn
lại không phát hiện được gì thêm.

Có lẽ nhiều học giả nghiên cứu
lịch sử chiến tranh hoặc những người biết tiếng Nhật sẽ tìm được khối
thứ ở trong số tư liệu này, tiếc là chúng tôi ở đây lại không thể, nên
đành cứ để chúng lại đó. Nhưng căn cứ vào những dấu vết lục soát còn lưu lại, tôi đồ rằng người này cũng đang tìm một thứ gì đó mà họ chưa biết
đích xác nó là gì.

Chúng tôi quay trở về phòng chỉ huy bên ngoài, rồi đi về phía cánh cửa sắt.

Tôi đẩy hai cánh cửa sắt ra, không thấy có gì bất ngờ, nên ngoài là một
hành lang dài và tối om. Tôi bấm đèn xem xét, có dấu chân đi qua, chắc
chỗ này có đường đi ra. Lúc đó chúng tôi cũng chẳng kịp nghĩ gì, cứ thế
vội vã đi theo dấu chân người đã đi trước đó.

Đi được một lát,
trước mặt chúng tôi xuất hiện mấy ngả đường, và đều có dấu chân trên đó, xem ra chúng tôi phải đi theo từng con đường một rồi. Lần thứ nhất,
chúng tôi chọn sai đường, cuối con đường là phòng tổng đài, bên trong
toàn là cầu dao điện. Vương Tứ Xuyên gợi ý rút thử vài dây ra xem sao,
nhưng tôi ngăn lại, ngộ nhỡ tắt đi một trang thiết bị quan trọng nào đó, ví như máy làm lạnh không khí ở hầm băng chẳng hạn, thì có trời mới
biết hậu quả sẽ thế nào.

Chúng tôi quay lại chỗ chia nhánh các
con đường để đi tiếp sang con đường thứ hai, chẳng bao lâu sau, chúng
tôi đã đi tới trước một cánh cửa sắt, nó cũng dày như cánh cửa “ba
chống” ở chỗ phòng sắt đặt biệt chúng tôi gặp trước đó. Nếu có chiến
tranh, mỗi một không gian nơi này đều biến thành một cứ điểm quân sự rất khó tấn công.

Vương Tứ Xuyên đẩy cánh cửa ra, bên trong nó chì
có duy nhất một phòng rộng. Tôi cầm đèn pin chiếu một lượt, cả ba người
đều thở hắt ra đầy kinh ngạc.

Đến đây, tôi lại kể thêm với các
bạn quá trình chúng tôi tìm ra căn phòng. Đến tận bây giờ, khi tổng kết
lại sự việc, tôi vẫn còn cảm thấy sợ hãi. Nếu ngày đó, tại ngã ba con
đường, chúng tôi chọn đi đường thẳng thay vì con đường này thì có lẽ
diện mạo thật của công sự ngầm khổng lồ này có lẽ vẫn mãi mãi bị chôn
vùi mà không một ai trên cõi đời này có thể biết được.

Đôi khi chỉ một sự lựa chọn cũng đủ để thay đổi mọi thứ.

Phía sau cách cửa sắt là một căn phòng nom rất kì lạ, nhưng không hiểu sao
tôi lại cảm giác khá quen thuộc, dường như mình đã từng nhìn thấy nó,
nhưng không nhớ cụ thể là nhìn thấy khi nào.

Bức tường trước mặt
treo một tấm vải bạt rộng chừng năm mét, trong phòng có rất nhiều ghế
thấp, cuối căn phòng có một chiếc máy kì dị.

Tới gần cái máy, tôi mới phát hiện đó chính là một chiếc máy chiếu cỡ nhỏ - thì ra nơi này chính là một rạp chiếu phim.

Lúc được xem thước phim “Số không” chiếu ở khu doanh trại, tôi mới biết
trên đời này còn tồn tại loại máy chiếu cỡ nhỏ như thế, lẽ nào lại có
một rạp chiếu phim nằm trong lòng đất? Không biết hồi ấy quân Nhật đã tổ chức những hoạt động giải trí gì ở dưới này?

Bây giờ nhìn lại,
mời thấy có thể đúng thư thế thật, nhưng hồi đó trong ý thức của chúng
tôi thì không thể có chuyện giải trí một cách chính đáng ở dưới này
được, nơi này chắc chắn phải là nơi dùng để tuyên truyền tư tưởng chủ
nghĩa phát xít của quân đội Nhật Bản.

Tôi tò mò nhìn cái máy
chiếu, xem kĩ thêm lần nữa thì phát hiện trên nó có vết lõm rất lạ, hình như người đến đây trước chúng tôi đã chú ý đến chiếc máy và đánh dấu
lên nó. Tôi lại ngó nghiêng nhìn cái máy khắp lượt, chợt nhận ra hình
như phán đoán ban đầu của tôi có vẻ không đúng.

Phần lõm xuống
của máy chiếu dường như để gắn thứ gì đó vào, tôi cảm thấy chỗ lõm đó
rất quen thuộc, quen thuộc không phải bởi cảm giác đã nhìn thấy nó ở
đâu, mà bởi cảm giác nó khiến tôi liên tưởng đến một tình huống vô cùng
quan trọng và căng thẳng nào đó.

Tôi gọi Vương Tứ Xuyên lại, cậu
ta giơ tay vẽ vẽ vào không trung một lúc, ba người chúng tôi củng cố
hình dung lại, Mã Tại Hải nhanh trí nhớ ra đầu tiên: “Cái hộp đựng cuộn
phim! Chính là cái hộp đựng cuộn phim ta đã phát hiện trên xác của nữ
quân nhân Nhật Bản!”

Sự việc này mới phát sinh không lâu, tôi nhớ phần lồi lên giống như vỏ ốc của cái hộp liền giơ tay vẽ lên không
trung tưởng tượng lại, quả nhiên đúng như vậy, mọi chuyện bỗng chốc sáng tỏ như ban ngày.

Nếu vậy thì cái hộp sắt bị kẹt lại dưới băng lẽ nào chính là một bộ phận không thể tách rời của cái máy chiếu kia? Tôi
ngây người, bỗng nhiên nhận ra, trời ơi, đúng rồi, cái hộp sắt kia chính là cuộn phim của máy chiếu này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.