Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/doctruyenonline.co/wp-includes/functions.php on line 6114
Cảnh Lộ Quan Đồ - Chương 931: Không phục cũng phải phục : doctruyenonline.co

Cảnh Lộ Quan Đồ

Chương 931: Không phục cũng phải phục




Ông Từ vẫn nửa tín nửa ngờ, lão cầm chiếc cốc đồng lên xem qua xem lại một hồi:

- Được rồi, tôi mang nó về rồi tìm người xem qua, thế còn chiếc gối sứ này thì sao?

Đỗ Long không để tâm đến sự hoài nghi của đối phương, cầm chiếc gối sứ lên nhìn ngắm kĩ lưỡng, chỉ thấy ở phần dưới gối sứ có vẽ một bức Tường Vân, ở dưới phông nền những bông hoa nhỏ, một đứa trẻ cởi truồng nằm sấp ở đó, lưng của nó chính là mặt gối, đứa bé hai tay chống cằm, vắt đầu nhìn sang một bên, hai chân khụy chạm mông, tạo hình vô cùng đáng yêu.

Màu men của chiếc gối sứ sáng bóng, đẹp tựa lòng trắng trứng, Đỗ Long nâng lên, sau khi ngắm nghía tổng thể lại một lần nữa nói:

- Cái này còn kém hơn, hoàn toàn là giả mạo, tuổi tác không quá ba mươi năm.

Ông Từ rất thích chiếc gối này, hôm nay thực ra là cố ý đem nó ra khoe, thấy Đỗ Long nói như vậy, sắc mặt lão có chút u ám, lão nói:

- Tại sao? Cậu từ chỗ nào nhìn ra nó là đồ giả?

Đỗ Long đáp:

- Đầu tiên, nước men này quá sáng, không giống những thứ đồ đã trải qua vài trăm năm khảo nghiệm, mặt men của sứ cổ như mỡ như ngọc, độ sáng khá êm dịu, sứ mới thường tương đối sáng, còn một bằng chứng khá quan trọng là nó rất nhẹ, gốm sứ thời Tống thường có mật độ đất sét cao. Đặt vào tay sẽ rất nặng, còn cái này có chút nhẹ tênh, mặt khác về khoản này nó cũng có vấn đề...

Đỗ Long tự mình nói rất hào hứng, còn lão Từ lại chẳng vui vẻ chút nào, lão lại không tiện làm ra mặt, chỉ có thể hướng về phía Bạch Tùng Tiết ha hả cười khan nói:

- Tiểu Bạch à, con rể tương lai của cậu rất giỏi, rất giỏi...

Lão Từ ngồi đó không lâu thì mặt xám mày tro đi ra, Bạch Tùng Tiết nói với Đỗ Long:

- Cái cậu này, tôi không phải nhắc nhở cậu phải chú ý một chút sao? Cậu việc gì mà đả kích lão ta? Đây không phải là tự chuốc lấy khổ cực sao? Cậu biết lão là ai không? Là tôi muốn giúp cậu và lão kết giao với nhau, về sau có việc nhờ đến, vậy mà cậu...ôi...

Đỗ Long cười đáp:

- Bác à, bác cứ yên tâm đi, lão Từ không phải kẻ bụng dạ hẹp hòi đâu, cháu nói với ông ấy là những lời nói thật lòng, là muốn tốt cho ông ấy, đợi khi ông ấy biết được ý tốt của cháu, ông ấy sẽ đến gõ cửa thôi, đến lúc đó là lão đến cầu thân với cháu.

Bạch Tùng Tiết cười khổ đáp:

- Cái tên tiểu tử này thật sự rất tự tin...

Bạch Tùng Tiết rất hi vọng mọi chuyện sẽ như lời của Đỗ Long nói, nhưng ông không nghĩ nó lại diễn ra nhanh như vậy. Chiều hôm đó, chiếc điện thoại bàn nhà Bạch Tùng Tiết vang lên, Đỗ Long đang ngồi đọc báo gần đó thuận tay nhấc máy, chỉ nghe thấy giọng lão Từ nói rằng:

- Này, tiểu Bạch phải không? Tôi lão Từ đây, con rể cậu còn đó không? Tôi muốn dẫn tới một người bạn, có hai món đồ cần cậu ấy xem giùm.

Đỗ Long cười:

- Bác Từ, cháu là Đỗ Long, bác đến đi, cháu đang ở đây.

Lão Từ vui mừng:

- Là cậu à, vậy được, chúng tôi sẽ đến ngay.

Bạch Tùng Tiết khoác thêm cái áo đi ra kinh ngạc hỏi:

- Lão Từ lại đến nữa, nhanh vậy sao?

Đỗ Long nhún vai nói:

- Có lẽ...ông ta đã tìm được cao thủ giúp ông ta xem đồ rồi...

Không lâu sau lão Từ đã mang theo một người xấp xỉ tuổi lão đến, hai vị lão nhân này trong tay mỗi người đều xách một kiện hàng được bao bọc chặt chẽ, không biết sợ mệt mỏi là gì.

Bạch Tùng Tiết ngồi trên sô pha không hề đứng dậy, tự Đỗ Long nghênh đón họ vào, Bạch Tùng Tiết nhìn lão Từ cười nói:

- Tôi nói lão Từ này, sao ông lại đến rồi, không sợ Đỗ Long đem bảo bối của ông ra bỡn cợt không đáng một đồng sao?

Lão Từ khuôn mặt già nua, lão cười ha hả nói:

- Sợ, đương nhiên sợ, nhưng sợ thế nào đi chăng nữa cũng vẫn phải đến. Sáng nay hai thứ đồ vật ấy cũng chỉ có cậu ta nói được rõ ràng, gọn gàng. Tôi về nhà liền lập tức tìm người đến xem, dựa theo những gì Đỗ Long nói, bắt bẻ bọn họ đến mức á khẩu nói không nên lời.

Đỗ Long cười nói:

- Nói như vậy có nghĩa là bác Từ có chút tin tưởng cháu rồi à?

Lão Từ cười đáp:

- Không phải là đôi chút tin tưởng mà là rất tin tưởng, lát nữa không cần nể mặt tôi, có gì nói nấy, là thật thì không thể giả, còn là giả thì không thể thành thật được!

Đỗ Long cười nói:

- Được, vậy để cháu xem xem bác vừa mang gì đến nào.

Lão Từ mở một chiếc thùng ra, lôi ra một cái bát sứ Thanh Hoa, Đỗ Long đeo gang tay nhìn kĩ, chỉ thấy chiếc bát này xem ra rất sạch sẽ, mới tinh, giống như vừa được ra lò, nhưng phần dưới đáy bát lại có in chữ của năm Tuyên Đức thời Đại Minh. Vương triều Đại Minh cách ngày nay không ít cũng khoảng năm sáu trăm năm trước, đồ của triều Đại Minh sao vẫn còn mới được như vậy?

Đỗ Long không tùy tiện đưa ra phán đoán, chỉ thấy chiếc bát sứ Thanh Hoa này màu sắc tinh túy, tươi đẹp. Khối màu này thanh có đậm có, trong xanh có xám, chỗ màu nồng dường như có lấm tấm rỉ sắt điểm chìm trong lớp đáy men. Đỗ Long trong lòng có chút trùng xuống, bởi vì nếu là làm giả, mấy vết lấm tấm ấy nên nổi trên bề mặt mới đúng, loại hiệu quả này thực sự là đặc điểm của kĩ nghệ gốm sứ Thanh Hoa trong những năm Vĩnh Lạc.

Ngoài những cái đó ra, chất men của chiếc bát sứ này cũng có độ dày hơn những sản phẩm nhái của triều Thanh và dân trong nước, đặc trưng những bức họa quy cách lớn nhỏ được vẽ trên bát tương tự gốm sứ đương thời, từ đây cơ bản có thể xác định thứ đồ này là thật, có điều tại sao trông nó lại mới như vậy?

Đỗ Long xem thêm chút nữa, chỉ thấy sắc men sáng ôn hòa như ngọc, Đỗ Long trong thâm tâm xác định nó là thật, có điều dùng cửu đồng quét qua một lượt, sau khi xác nhận không có sai sót gì mới nói:

- Không hoài nghi gì nữa cái này hoàn toàn là thật...

Lão Từ lập tức mặt mày hớn hở, lão để Đỗ Long nói xem đồ vật này thật ở chỗ nào, Đỗ Long bèn nói ra hết quá trình phán đoán của mình. Người bằng hữu kia của lão khẽ vuốt cằm, sau đó lão Từ lại đem ra ba món đồ khác nữa cho Đỗ Long bình phẩm, phân tích. Ba món đồ này đều là đồ sứ cả, vả lại đều là tác phẩm của thời Minh Thanh, Đỗ Long từ từ bình phẩm, trong đó có ống đựng bút sơn thủy ngũ sắc của Càn Long là thật, hai món đồ còn lại đều là đồ giả.

Lão Từ và bạn lão kì vọng mà đến hài lòng mà về, bốn thứ đồ vật có hai món là thật, tỉ lệ này cũng không tồi. Trước khi rời đi, lão Từ còn hỏi Đỗ Long khi nào về, được biết đêm nay hắn phải về, lão Từ tỏ ra rất tiếc nuối. Đồng thời yêu cầu hắn lần sau đến nhất định phải nói trước với lão một tiếng.

Lão Từ vừa đi khỏi Đỗ Long và Bạch Tùng Tiết nhìn nhau cười, Bạch Nhạc Tiên hoan hỉ đi rót hai chén trà cung kính đưa cho cha và phu quân, rồi hỏi:

- Ba, bác Từ này trước giờ sao con không thấy?

Bạch Tùng Tiết cười nói:

- Lúc ông ta còn bế con, con mới lớn đến đây... sau đó lão vào trung ương, con dĩ nhiên không nhận ra rồi, Đỗ Long lẽ nào cậu không có chút ấn tượng nào sao?

Đỗ Long cười nói:

- Lúc đầu cháu cũng không để ý nhưng sau đó đã nhận ra rồi.

Bạch Tùng Tiết cười:

- Lão Từ với ta là đồng hương, vừa là đồng chí lại vừa là ông sếp già. Tuy lão ta về hưu rồi, nhưng quan hệ của lão rộng hơn ta nhiều, Đỗ Long cậu có thể quan hệ tốt với lão, ưu đãi tuyệt đối không hề nhỏ.

Đỗ Long cười rằng:

- Cháu hiểu, cháu sẽ nỗ lực, bác à, sức khỏe của bác Từ có phải không được tốt, có cơ hội bác để cháu bắt mạch cho bác ấy xem thử, có khi lại giúp được gì cho bác ấy.

Bạch Tùng Tiết nói:

- Sao cậu không nói sớm, nếu không vừa rồi để cậu trực tiếp xem cho lão, lão là người bạn tốt khó kiếm của ta, không cần khách khí.

Đỗ Long cười nói:

- Cháu sợ làm bác ấy kinh sợ, con có chút năng lực...chẳng những châm cứu lợi hại, rõ ràng còn là một thần y, có phải nói hơi quá không nhỉ?

- Anh đi soi gương đi,

Bạch Nhạc Tiên nhìn đồng hồ nói:

- Anh Long, thời gian vẫn còn sớm, anh đưa em đi dạo phố, ba, lát nữa nói với mẹ, chúng con không về ăn cơm tối đâu...


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.